Những bộ phim hay nhất về cha của điện ảnh Việt khiến người xem rơi lệ
Bên cạnh tình mẫu tử, phim về Cha (về tình phụ tử thiêng liêng) cũng là đề tài được các nhà làm phim yêu thích. Dưới đây là 3 bộ phim hay nhất về Cha của điện ảnh Việt lấy nhiều nước mắt và rung động của người xem.
Nhà có năm nàng tiên
Nhà có năm nàng tiên là bộ phim tâm lý tình cảm gia đình, hài hước pha chút hành động của đạo diễn Trần Ngọc Giàu được công chiếu vào dịp tết Nguyên đán năm 2013. Kể về đôi vợ chồng sống bằng nghề lượm rác là Tiên Cảnh và Nhỏ Nhẹ. Dù họ rất yêu thương nhau nhưng mong mỏi hoài mà không có một đứa con. Vốn tính tình hiền lương, nhân hậu khi đi lượm rác hai vợ chồng đã lượm về cho mình tới 5 đứa con gái. Dù nghèo nàn nhưng họ rất yêu thương nhau và cả 5 cô gái này lớn lên điều rất xinh đẹp có tên là: Tiên Dung, Tiên Nữ, Tiên Sa, Tiên Hương và Tiên Vân. 5 người 5 tính cách khác nhau cộng thêm vợ chồng Nhỏ Nhẹ và Tiên Cảnh nên cả nhà ông lúc nào cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười.
Trong phim nghệ sĩ Hoài Linh đã thể hiện vai một người cha tần tảo cùng người vợ của mình nuôi 5 người con gái khôn lớn. Không quan tâm họ là những người xa lạ được nhặt từ bãi rác về, ông thương yêu, chăm sóc và quan tâm “nàng tiên” của mình một cách chân thành.
Khán giả xem phim sẽ bắt gặp cảnh ông Tiên Cảnh đến mượn tiền bà Tám chủ vựa ve chai để mua sữa cho các con, tự thiết kế cho mình một chiếc xe ba gác để chở các con đi học, nhịn ăn cho qua bữa để chừa phần cho các con… nhưng ông cũng vô cùng khó khăn chuyện đi lại, học hành, nghề nghiệp khi các con gái mình lớn và trở nên xinh đẹp và đến tuổi cặp kê.
Hình tượng người cha được nghệ sĩ Hoài Linh xây dựng đầy tính Nam bộ không chỉ qua trang phục bộ đồ bà ba, chiếc khăn rằn mà còn qua những cử chỉ quan tâm con âm thầm, nhẹ nhàng hài hước cùng như đồng hành cũng năm cô con gái giải quyết những tình huống khó khăn.
Link phim: http://aphim.co/phim/nha-co-5-nang-tien/
Khi con là nhà
Cuối năm 2017 khi mà các nhà làm phim chuẩn bị cho ra rạp những bộ phim hài hước để phục vụ khán giả mùa tết thì đạo diễn Vũ Ngọc Đãng lại công chiếu bộ phim tâm lý xã hội không hề lẫn vào số chung.
Bộ phim Khi con là nhà theo chân hai cha con Quang do Lương Mạnh Hải thủ vai, và Bin do diễn viên nhí Phạm Duy Anh thể hiện ở một miền quê nọ. Quang chuyên hành nghề thú y và phối giống cho heo trong làng. Dù ở trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con” sau khi vợ mất vì bệnh tật, anh không thể nào bỏ được thói nghiện cờ bạc, đá gà. Trong một lần đi chơi bạc, sòng bài của Quang bị công an đánh úp.
Quang vội vàng bỏ chạy và rơi vào thế bị truy nã, buộc phải dạt lên Sài Gòn, còn cậu bé Bin vì không muốn xa cha nên cứ thế lang bạt theo anh. Hàng loạt rắc rối tiếp tục nảy sinh với hai cha con ở thành phố.
[AdSense-A]
Khi con là nhà xây dựng một hình tượng khác về tình cha con, khi người con ngoan hiền, già trước tuổi luôn yêu thương và muốn gắn bó bên cha của mình, mặc dù người cha có phần không tốt và nhiều tính xấu. Nhưng suy cho cùng dù là con người có bao nhiêu là tính xấu thì vẫn luôn yêu thương và muốn bảo vệ đứa con trai của mình vô điều kiện, trong phim nhân vật Quang đã mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ hãi bị công an bắt để đi tìm đứa con bị thất lạc của mình.
Ngay khi tin tức này được lan truyền trên mạng, đã có những ý kiến sau
Khi con là nhà miêu tả tình phụ tử ở một khía cạnh hoàn toàn khác. Khi người ta đã hoàn toàn đầu hàng nỗi buồn, và đắm chìm trong lối sống bất cần, buông thả, thì tình cảm cha còn vẫn không bao giờ chết đi. Chính bé Bin và tình thương con là cái mỏ neo cuối cùng giữ cho Quang có nghị lực sống, và tìm lại được chính mình ngày xưa. Và cho đến khi mất con, Quang mới nhận ra bấy lâu nay mình ỷ lại vào cái mỏ neo ấy tới mức nào. Vào lúc khó khăn nhất, Quang mới nhận ra Bin chính là nghị lực sống còn của mình, và vì con anh sẵn sàng đối mặt với những điều mà anh luôn lẩn tránh từ khi vợ mất. Không phải người vợ đã ra đi, đứa con trai mới chính là mảnh ghép quan trọng nhất của Quang.
Cha cõng con
Cha cõng con là bộ phim điện ảnh được ra mắt 2017 của đạo diễn Lương Đình Dũng dành giải thưởng Cánh Diều Vàng Việt Nam cho phim điện ảnh xuất sắc nhất và vinh dự đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2018.
Bộ phim kể anh Mộc, vợ mất sớm, anh cứ thế ở vậy nuôi đứa con trai nhỏ tuổi tên Cá. Cuộc sống đạm bạc của hai cha con những tưởng cứ thế êm đềm trôi qua, nhưng không. Đến một ngày, bé Cá bỗng nôn ra máu rồi trở nên yếu dần. Cực chẳng đã, anh Mộc đành “cõng” con lên thành phố khám bệnh trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn, với không một mảnh giấy tờ tùy thân.
Trong phim nhân vật anh Mộc do diễn viên Ngô Thế Quân đảm nhận thể hiện nhân vật người cha tận tụy, nụ cười hiền lành pha lẫn nét khắc khổ. Trường đoạn gây ra nhiều cảm xúc nhất xảy ra ở cuối phim, khi anh Mộc nuốt nước mắt, lau mồ hôi, cõng con lên trên đỉnh của “tòa nhà tương lai”, để bé Cá có thể thỏa ước nguyện khi đang chống chọi lại căn bệnh hiểm nghèo. Không cần nhiều lời thoại, chỉ ngần ấy hành động thôi cho thấy tình yêu mà anh Mộc dành cho bé Cá, mà một người cha dành cho con trai, có thể lớn lao đến thế nào.
Một ý kiến khác lại cho rằng
Đây là một tác phẩm điện ảnh nghệ thuật không dành cho số đông, nhưng nếu khán giả mở lòng và kiên nhẫn, Cha cõng con sẽ mang đến sự rung động bởi những tình cảm rất đỗi chân thành.