Top 7 phim về tình phụ tử hay và ý nghĩa nên xem ít nhất một lần
Dưới đây là top 7 phim về tình phụ tử (tình cha con) hay và ý nghĩa nhất mà khán giả không thể bỏ qua.
Phim “Thất cô” (Lost and love)
- Đạo diễn: Sanyuan Peng
- Phát hành: 2015
- Thời lượng: 108 phút
- Diễn viên: Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vỹ, Tỉnh Bách Nhiên…
Bộ phim “Lost and love” là câu chuyện về những đứa trẻ mất tích ở Trung Quốc vì nạn buôn người. Cụ thể, trong một ngày của tháng 9/1999, cậu con trai Lôi Đạt bỗng nhiên mất tích. Lôi Trạch Khoan bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 14 năm vất vả, gian nan để đi tìm con. Trên đường, ông quen biết chàng thanh niên Tăng Soái cũng đi lạc từ năm 4 tuổi. Một trẻ một già lên đường tìm kiếm người thân. Sau đó, Lôi Trạch Khoan đã giúp Tăng Soái gặp lại cha. Sau đó, ông lại cô độc, tiếp tục niềm hy vọng mong manh đi tìm con trai.
“Lost and love” đã cho thấy sự tuyệt vọng của cha mẹ khi tìm con cái bị mất tích.
Trong “Thất cô”, lần đầu tiên người xem được thấy hình ảnh một Lưu Đức Hoa lam lũ trong tạo hình một ông bố nông dân nghèo khổ, quê mùa trên chiếc xe máy cà tàng, lang thang khắp Trung Quốc mong tìm lại cậu con trai mà ông thất lạc 15 năm nay. Tạo hình lần này của Lưu Đức Hoa thực sự đã phá vỡ hình tượng nam thần bảnh bao trước đây của nam diễn viên qua hơn 100 bộ phim anh từng góp mặt.
Phim “Hy vọng” (Hope)
- Đạo diễn: Lee Joon-ik
- Phát hành: 2013
- Thời lượng: 122 phút
- Diễn viên: Sol Kyung-gu, Uhm Ji-won, Lee Re…
Phim “Hy vọng” dựa trên một câu chuyện có thật. Tại một thị trấn nhỏ bình yên nơi mà những đứa trẻ đi học mà không cần người lớn đưa đón. Vào một ngày mưa tầm tã, cô bé So Won gặp cú sốc về tinh thần và thể xác lớn nhất đời. Cô bé bị một người đàn ông lớn tuổi cưỡng hiếp bị rách cả hậu môn và buộc phải sử dụng hậu môn nhân tạo. Câu nói của cô bé khi tỉnh lại ở bệnh viện là: “Con đã làm gì sai” khiến cho bao khán giả không thể kìm được nước mắt.
Từ khi bị cưỡng hiếp, cô bé thu mình lại không còn vui tươi hoạt bát như trước đây. Thậm chí, cô bé còn sợ hãi với chính cả cha ruột của mình. Để có thể lại gần con gái mình, ông bố đã không ngại khó khăn mệt mỏi hằng ngày theo con tới trường trong bộ đồ gấu bông cho đến một ngày So Won nhìn bố mình và không còn sợ nữa.
Bộ phim “Hy vọng” đã đạt được giải thưởng “Rồng xanh” danh giá lần thứ 34.
Bộ phim giành giải “Kịch bản hay nhất và Diễn viên phụ xuất sắc nhất” tại giải thưởng “Rồng xanh” danh giá lần thứ 34 của người Hàn Quốc. Phim gây chấn động công chúng Hàn và thu hút dư luận vì cốt truyện được tái dựng từ một vụ án có thật và từng là nỗi nhục của xứ sở kim chi.
“Hy vọng” được trang IMDb chấm 8,2/10 điểm, nhận được tổng cộng 11 giải thưởng chuyên môn ở các liên hoan phim trong lãnh thổ Hàn Quốc và các nước Châu Á khác. Thu về 2,7 triệu lượt xem trong thời gian công chiếu tại nước nhà và nhận được “cơn mưa lời khen” từ giới phê bình quốc tế.
Phim “Cuộc sống tươi đẹp” (Life is beautiful)
- Đạo diễn: Roberto Benigni
- Phát hành: 1997
- Thời lượng: 116 phút
- Diễn viên: Roberto Benigni, Nicoletta Braschi, Giorgio Cantarini…
Bộ phim xoay quanh Guido, người đàn ông gốc Do Thái luôn có vẻ ngoài lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh. Guido đã chinh phục được trái tim cô giáo Dora. Kết quả của tình yêu đó chính là chú bé Giosue.
Tai họa như một định mệnh ập xuống gia đình họ đúng vào ngày sinh nhật Giosue. Cả nhà ba người bị xô đẩy vào trại tập trung của phát xít Đức.
Cuộc đời họ chuyển sang một trang mới, đau thương uất hận nhưng cũng rất bi hùng. Với bản tính lạc quan, yêu cuộc sống, người bố đã diễn giải sự đày đọa trong địa ngục quốc xã như một cuộc chơi, một cuộc thi tài giành điểm cho đứa con lên 6. Ý chí của anh đã truyền cho con trai. Bộ phim với thông điệp: “Cuộc đời mãi mãi tươi đẹp khi ta biết sống, biết hy vọng và vươn lên giành chiến thắng”.
Roberto Benighi – đạo diễn và cũng là người thủ vai Guido, một người chồng luôn lãng mạn với vợ và một người cha luôn trách nhiệm với con trai.
“Life is beautiful” là một câu chuyện đơn giản và được kể lại bằng trí tưởng tượng phong phú của tác giả Roberto Benigni. Ông vừa là người đồng viết kịch bản, là đạo diễn và là diễn viên chính của bộ phim. Một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, tinh tế và ẩn chứa đầy tình yêu bao la của người cha dành cho đứa con trai của mình và tình cảm vợ chồng sâu đậm.
Phim “Miracle in Cell No. 7” (Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7)
- Đạo diễn: Lee Hwan Kyung
- Phát hành: 2013
- Thời lượng: 127 phút
- Diễn viên: Park Shin-hye, Kal So Won, Ryu Seung Ryong
Bộ phim “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” xoay quanh tình cảm của Yong Goo người cha mắc bệnh thiểu năng bị nghi oan giết người đang trong trại giam chờ tử hình và cô con gái nhỏ Ye Seung. Yong Goo chẳng có gì cho con gái ngoài một tình yêu thương vô bờ bến.
Biết được tình cảm của hai cha con, những người bạn cùng cảnh ngục tù đã giúp đỡ để cả hai gặp nhau bằng cách bí mật đưa Ye Seung vào phòng giam. Mọi chuyện nhanh chóng bị phát hiện bởi người quản lí trại giam. Tuy nhiên, qua điều tra người này biết Yong Goo bị oan nên đã bất chấp các quy định đưa Ye Seung vào trại giam.
Từ một phòng giam ảm đạm lúc ban đầu đã biến thành một phòng giam với đầy ắp tiếng cười. Chuyện diễn ra không bao lâu thì Yong Goo bị tử hình. Phòng giam số 7 như một quả bóng bay chứa đầy mơ ước về cuộc sống đơn giản, bình yên, không chỉ của hai cha con ông bố thiểu năng, mà còn của cả những tù nhân từng một thời lầm lỡ, của người trưởng trại tù luôn chứa chất trong lòng nỗi đau và lòng căm hận.
“Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc.
Bộ phim gây tiếng vang lớn khi chiếu rạp tại Hàn Quốc, với 12,8 triệu lượt người xem và thu về 78 triệu USD. Ryu Seung Ryong, trong vai người cha thiểu năng đã thể hiện xuất sắc mọi cung bậc của cảm xúc. Từ người cha hồn nhiên bên con gái đến kẻ tử tù đau đớn trước phút chia lìa…
Bên cạnh đó, người xem khâm phục phần thể hiện của cô bé 7 tuổi Kal So Won. Ryu Seung Ryong nhận xét: “Ở ngoài, So Won cũng gọi tôi là bố. Ở trường quay, tôi ôm cô bé suốt ngày, hầu như không rời xa cô nhóc. Biểu hiện của So Won trong phim đủ khiến diễn viên trưởng thành toát mồ hôi”.
Bộ phim đã chinh phục người xem bằng sự giản dị, gần gũi. Lời thoại không dài dòng, không hoa mỹ. Chỉ là những câu nói bình thường, quen thuộc trong đời sống. Phim từng tạo nên cơn sốt lớn ở Hàn Quốc khi công chiếu hồi đầu năm. Số lượt người đến rạp xem “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” vượt quá 12,3 triệu lượt xem. Tác phẩm được xếp vào hàng những phim dẫn đầu xứ sở kim chi về lượt người xem và doanh thu phòng vé.
Phim “Mưu cầu hạnh phúc” (The pursuit of happiness)
- Đạo diễn: Gabriele Muccino
- Phát hành: 2006
- Thời lượng: 117 phút
- Diễn viên: Will Smith, Jaden Smith, Thandie Newton…
“The pursuit of happiness” là một bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về Chris Gardner – một doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ.
“The pursuit of happiness” xoay quanh nhân vật Chris Gardner – người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh, nợ nần chồng chất, vợ bỏ, bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên.
“The pursuit of happiness” do Gabriele Muccino đạo diễn.
Will Smith đã diễn vai Chris rất đạt khiến cho khán giả cảm nhận được vẻ bất lực và bi thương của một người đàn ông không lo nổi gánh nặng cơm áo cho vợ con. Vô gia cư, hai cha con dắt nhau lang thang trên phố, đôi mắt Chris nhìn con trai ánh lên những nét yêu thương và áy náy như ngầm xin lỗi. Có thể nói, “The Pursuit of Happiness” đánh dấu mốc huy hoàng trong sự nghiệp diễn xuất của Will Smith.
“The pursuit of happyness” là một bộ phim đáng xem, không chỉ cho những người đang tìm kiếm động lực sống, mà còn cho tất cả những ai yêu thích những câu chuyện truyền cảm hứng thật sự. Có lẽ nó sẽ còn giá trị khích lệ tinh thần đến mãi về sau với chân lý rất đơn giản: nỗ lực chắc chắn sẽ dẫn tới thành công.
Phim “Bố của cô dâu” (Father of the Bride)
- Đạo diễn: Charles Shyer
- Phát hành: 1991
- Thời lượng: 100 phút
- Diễn viên: Steve Martin, Diane Keaton, Kimberly Williams…
Phim “Bố của cô dâu” xoay quanh câu chuyện của người đàn ông trung niên George Bank đang chuẩn bị đám cưới cho cô con gái nhỏ 21 tuổi của mình. Ông vẫn nghĩ mình sẽ sống cùng con gái lâu hơn nữa. Ông không thể tưởng tượng được mình sẽ phải sống như thế nào nếu thiếu con gái. Mặc dù đã được vợ mình động viên quan tâm rất nhiều nhưng ông vẫn có những hành động kì quặc.
Bộ phim “Bố của cô dâu” mang đến cho người xem những cảm nhận chân thực nhất về tình cảm của người cha dành cho con gái.
“Bố của cô dâu” là một bộ phim hài của Mỹ năm 1991 với sự tham gia của Steve Martin, Diane Keaton, Kimberly Williams.
Charles Shyer là đạo diễn, biên kịch và là nhà sản xuất phim người Mỹ. Ông khá quen thuộc với khán giả Việt qua bộ phim “Yesterday, Today and Tomorrow” (2012). Những bộ phim của ông luôn mang một chút hiện thực lãng mạn, vui vẻ hài hước mà đầy chất nhân văn, nhẹ nhàng, sâu lắng.
Phim “Bố già” (Dad, I’m Sorry)
- Đạo diễn: Vũ Ngọc Đãng và Trấn Thành
- Phát hành: 2021
- Thời lượng: 128 phút
- Diễn viên: Trấn Thành, Tuấn Trần, Ngân Chi, NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương…
“Bố già” lấy bối cảnh cuộc sống đời thường của một xóm lao động nghèo có bộ tứ chuyên hóng chuyện bao đồng: Giàu – Sang – Phú – Quý, với Ba Sang là nhân vật tiêu đề. Trong đó, tình cha con của Ba Sang và cậu con trai Quắn, tuy yêu thương nhau hết mực nhưng lại không thể thấu hiểu nhau bởi quá chênh lệch về thế hệ.
Nhẹ nhàng và ấm áp đó là những cảm quan mà “Bố già” đem lại cho người xem xuyên suốt bộ phim. Bên cạnh đó xóm nghèo quanh năm ngập nước cùng món cơm sườn cũng là đặc trưng của Sài Gòn thu nhỏ.
Trong phim, các nghệ sĩ không ngại ngần trong việc sử dụng các từ ngữ có phần hơi “cục súc” như: “mất dạy”, “vô học”, “thằng chó”… Tuy nhiên, những từ ngữ này lại chính là công cụ để người xem có thể đắm mình cùng sự chân thực tác phẩm này.
“Bố già” của Trấn Thành là phim Việt duy nhất có mặt trong danh sách những phim chiếu rạp 2021 có doanh thu cao nhất toàn cầu. Quyết định thực hiện một bộ phim xoay quanh chủ đề tình phụ tử, Trấn Thành từng chia sẻ: “Tôi thấy mọi người làm về mẹ khá nhiều nhưng ít ai làm về cha. Ở Việt Nam của chúng ta, những người cha ít được thấu hiểu, không nói nhiều, nếu có cũng rất thô lỗ và cộc cằn.